Ngưỡng Nghe Của Tai Người Là Bao Nhiêu dB | Giải Đáp
Tiếng ồn của âm thanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi tai của bạn. Vậy ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé!
- Osha Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Osha | Chi Tiết
- Các Loại Biển Báo An Toàn Lao Động Cần Biết
- 15 loại hóa chất độc hại trong công nghiệp và cách phòng tránh
Theo thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động và nằm trong Top cao nhất trên thế giới. Để bảo vệ đôi tai của mình, các bạn cần phải nắm được ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu.
Ngưỡng nghe sẽ phản ánh mức độ âm thanh lớn nhất mà con người có thể nghe được
Cách đo độ lớn của âm thanh
Để đo độ lớn của âm thanh, người ta sử dụng đơn vị là decibel viết tắt dB. Decibel được sử dụng để hiện thị độ mạnh hay yếu của âm thanh khi phát ra. Số dB càng lớn thì âm thanh càng mạnh và ngược lại.
Để đo được tiếng ồn người ta thường sử dụng các loại máy đo lường âm thanh hoặc phần mềm đo tiếng ồn âm thanh chuyên dụng. Sau khi đo, các bạn sẽ tìm được 1 mức độ âm thanh cụ thể. Ví dụ như: Hơi thở sẽ là 10dB. Âm thanh của một cuộc trò chuyện bình thường sẽ là từ 40 – 60 dB. Âm thanh của một chiếc máy cắt cỏ sẽ là: 90dB.
Ngoài dB, người ta cũng còn một đơn vị đo âm thanh khác đó chính là tần số hoặc cao độ. Tần số được kí hiệu bằng Hertz (Hz). Trung bình giọng của một người sẽ nằm trong phạm vi từ 250 Hz đến 8000 Hz.
Ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?
Hàng ngày, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều âm thanh khác nhau. Vậy đã bao giờ bạn đặt câu hỏi là ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB? Trên thực tế, mức âm thanh thấp nhất mà tai con người có thể nghe thấy là 0dB. Còn mức âm thanh cao nhất có thể nghe được là 194dB. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu được mức âm thanh lên tới 194dB. Thông thường, tai con người sẽ bị đau nhói nếu nghe ở ngưỡng 140dB trở lên.
Vậy thì con người nên nghe âm thanh ở mức nào? Dưới đây là ngưỡng nghe của tai người theo tiêu chuẩn như sau:
- Từ 0dB đến 80dB chính là âm thanh tiêu chuẩn cho phép tai của bạn có thể nghe được một cách bình thường mà không phải sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác.
- Từ 80dB đến 90dB chính là mức âm thanh khá lớn, Với mức độ âm thanh này đã khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Nếu duy trì nghe mức độ này quá lâu cũng ảnh hưởng tới thính lực. Do đó, các bạn cần phải tìm cách hạn chế tiếng ồn và bảo vệ thính lực nhé.
- Từ 90dB trở lên đã được đánh giá là mức âm thanh nguy hiểm. Tai của con người chỉ có thể chịu được mức âm thanh này trong vòng 1 giờ đồng hồ. Còn với ngưỡng nghe từ 100dB trở lên thì chịu được khoảng từ 10 – 15 phút.
- Từ 140dB được cảnh báo là vượt ngưỡng nghe của con người. Nếu tiếp xúc với cường độ âm thanh này lâu dài sẽ khiến cho tai nghe của bạn bị ảnh hưởng, thính giác bị tổn thương dẫn đến tình trạng bị điếc, đau tai…
Những cách giúp hạn chế tiếng ồn và bảo vệ đôi tai
Sau khi tìm hiểu về ngưỡng nghe của tai người thì các bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn để bảo vệ đôi tai của mình. Trong trường hợp phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn thì cần có biện pháp giúp giảm thiểu tiếng ồn. Dưới đây là một số cách cơ bản cho các bạn tham khảo:
Sử dụng nút bịt tai chống ồn
Nút bịt tai chống ồn chính là sự lựa chọn thông minh nhất dành cho những người phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của bản thân mà các bạn có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.
Sử dụng các loại vật liệu cách âm
Để giảm thiểu tiếng ồn, các bạn có thể dùng vật liệu cách âm. Vật liệu cách âm sẽ giúp ngăn chặn tiếng ồn rất hiệu quả cho bạn khi ở trong không gian kín. Các bạn có thể lựa chọn: kính cách âm, xốp cách âm, rèm cách âm…
Dán kín những khe hở ở cửa
Nếu bạn sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn. Bạn có thể tham khảo cách để giảm bớt âm thanh bằng việc dán kín các khe hở ở cửa. Bạn có thể sử dụng các loại băng dính chuyên dụng để bít cửa chặt chẽ. Sau khi bít hết các khe hở, tiếng ồn sẽ giảm bớt rất hiệu quả.
Tạm kết
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về ngưỡng nghe của tai người cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức đê bảo vệ đôi tai của mình hiệu quả hơn khi sống và làm việc trong không gian ồn.