Khẩu Trang 3m Chính Hãng Giá Rẻ Sỉ Lẻ Toàn Quốc
Hướng dẫn thanh toán
Hỗ trợ khách hàng
Liên hệ
Tin tức
Tư vấn mua hàng
0988866156
Sản phẩm đã chọn

Chưa có sản phảm nào trong giỏ hàng :(

Vui lòng chọn thêm sản phảm!

SS Healthcare Vietnam SS Healthcare Vietnam
0988866156
Trang chủ Tin tức
23.11.2021

Antistatic là gì? Cách giải quyết vấn đề tĩnh điện trong sản xuất

Antistatic là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực bảo hộ lao động. Nhưng không phải ai cũng biết Antistatic là gì? Và cách giải quyết vấn đề tĩnh điện trong sản xuất như thế nào hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải thích cặn kẽ về hiện tượng này.

Tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ antistatic là gì trong bài viết dưới đây nhé!

antistatic là gì?

Antistatic là gì?

Antistatic được dịch nghĩa sang tiếng Việt là chống tĩnh điện hay còn gọi là khử tĩnh điện. Chống tĩnh điện là việc chúng ta sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép trong khoản từ 104 Ω đến 109 Ω nhằm giúp làm tiêu tán đi các điện tích được sinh ra. Hoặc nó có thể đưa điện tích đó xuống hệ thống và nồi đất để tránh được các hiện tượng như chập, cháy nổ gây nguy hiểm cho tính mạng con người và quá trình sản xuất. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tĩnh điện đó là do hai vật rắn va chạm, cọ sát vào nhau khiến cho một vật sẽ bị mất electron mang điện tích dương, một vật được nhận electron mang điện tích âm. Lúc này, vật được nhận electron có nhiều khoảng trống trong lớp vỏ ngoài cùng. Vật mất electron lại có các liên kết electron yếu do đó mà các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật kia tạo sự mất cân bằng điện tích. Khi các điện tích có cùng dấu + và – đẩy nhau sẽ khiến cho điện tích có xu hướng di chuyển ra bên ngoài của vật nhiễm điện càng xa càng tốt gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện

Vì sao cần phải chống tĩnh điện trong sản xuất

Hiện tượng tích điện và phóng tĩnh điện trong sản xuất công nghiệp có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho con người cũng như máy móc. Cụ thể: 

Thứ nhất, hiện tượng phóng tĩnh điện có thể gây hỏng hóc, trục trặc và suy giảm chất lượng các phân tử điện tử, các cụm vi mạch hay cả một thiết bị hoàn chỉnh. Cách thức gây hại của nó là thông qua dòng điện thông thường hoặc thông quá sóng điện từ do từ trường sinh ra trong quá trình phóng tĩnh điện. 

Thứ hai, hiện tượng bám hút tĩnh điện ESA. Trong không khí của chúng ta có thể có rất nhiều hạt bụi mịn mà ngay cả mắt thường cũng không nhìn thấy được. Và tĩnh điện sẽ thu hút các hạt bụi gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Bạn có biết 1 hạt bụi chỉ cỡ 1 micromet cũng có khả năng gây chập hỏng 1 mạch bán dẫn. Hiện tượng bám bụi do tĩnh điện gây hại rất lớn trong các ngành sản xuất như: in ấn, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, lắp ráp quang học, tráng phủ sơn, xi, mạ và bán dẫn…

Các phương pháp chống tĩnh điện hay xả tĩnh điện

Các phương pháp chống tĩnh điện hay xả tĩnh điện

Việc chống tĩnh điện hết sức quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp như: in ấn, chế biến thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp mạ điện hay lắp rấp linh kiện điện tử…Đối với các loại vật liệu dễ bị dẫn điện như: sắt, thép, đồng…thì phương án tối ưu nhất chống tĩnh điện đó là nối trực tiếp dây xuống đất để trung hòa điện tích. 

Còn đối với các vật liệu bị tĩnh điện nhưng không dẫn điện như các loại vải, cao su tự nhiên, vật liệu tổng hợp hay nhựa…Biện pháp tốt nhất đó là dùng ionizer. Phương pháp này sẽ tạo ra các ion trung hòa với những vị trí tĩnh điện. Nếu không được trung hòa bởi các điện tích tự do thì việc tĩnh điện mất đi sẽ rất chậm. 

Ngoài ra, người ta còn khuyến khích sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện như: găng tay phủ Pu ở đầu ngón tay, vòng chống tĩnh điện, thảm cao su chống tĩnh điện và dây nối đất…giúp khử và trung hòa các ion gây tĩnh điện. 

Đối với các loại máy in để chống tĩnh điện, người ta thường gắn một số thanh khử tĩnh điện ở vị trí để nó có thể tự trung hòa các inox tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, sấy khô, xả cuộn…

Đối với lĩnh vực phun sơn tĩnh điện, người ta thường dùng quạt ion hoặc các thanh khử tĩnh điện được gắn ở vị trí gần nơi phun sơn nhất để giúp thiết bị này khử ion trong các hạt sơn tốt nhất. 

Và còn rất nhiều các ứng dụng chống tĩnh điện hiệu quả nữa đã được con người ứng dụng thành công trong sản xuất công nghiệp. Với các loại vật liệu tĩnh điện đã ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến.

Kết

Trên đây, khẩu trang 3m đã chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về antistatic là gì? Và ứng dụng của chống tĩnh điện trong sản xuất công nghiệp hiện nay. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết cách chống tĩnh điện hiệu quả trong quá trình sản xuất của mình.

Tin tức liên quan